Phòng Thí nghiệm công nghệ Môi trường (Environmental Technology Lab)


PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG  (ENVIRONMENTAL TECHNOLOGY LAB)

Với chức năng giảng dạy thực hành cho các chuyên đề:

1. Thí nghiệm Hóa môi trường

2. Thí nghiệm Phân tích môi trường

3. Thí nghiệm Xử lý nước thải

4. Thí nghiệm Xử lý nước cấp

5. Thí nghiệm Xử lý chất thải rắn

6. Thí nghiệm Quan trắc môi trường và một số chuyên đề khác

Hiện nay, với sự phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng đòi hỏi sự đầu tư của các nhà khoa học trong việc phân tích môi trường và nghiên cứu các công nghệ nhằm xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường.

Trong xu thế chung đó, Khoa Tài nguyên & Môi trường – Đại học Khoa Học, ĐH Thái Nguyên với chức năng đào tạo sinh viên làm việc trong các lĩnh vực về môi trường đã luôn chú trọng đầu tư vào hệ thống Phòng Thí nghiệm – thực hành với nhiều trang thiết bị hiện đại trong nghiên cứu, phân tích, xử lý môi trường nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có những kỹ năng cần thiết áp dụng thực tế công việc sau khi ra trường.

Sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu trong các lĩnh vực quan trắc, phân tích  đối với các mẫu môi trường  đất, nước, không khí, trầm tích, sinh vật, phân bón, chất thải; thiết kế các mô hình xử lý ô nhiễm nước, chất thải rắn..và đo đạc địa chính. Hệ thống các phòng thực hành chức năng hiện đại gồm:

            + Phòng Thực hành trung tâm

            + Phòng Nghiên cứu chuyên đề

            + Phòng Phân tích công nghệ cao

            + Phòng xử lý mẫu môi trường

            + Phòng Nghiên cứu xử lý môi trường

Sinh viên sau quá trình học tập, có đầy đủ các kỹ năng sử dụng trang thiết bị  tại Phòng Thí nghiệm, kỹ năng quan trắc, phân tích mẫu môi trường, địa chính; có thể trực tiếp làm việc tại các cơ quan nhà nước và tư nhân về môi trường, các công ty nước ngoài.

Ngoài ra trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được tham gia thực tập tốt nghiệp, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án hợp tác trong nước và quốc tế với các giảng viên ngay từ năm học đầu tiên. Từ đó giúp sinh viên trau dồi những kiến thức đã được học trên lớp và nâng cao tư duy phân tích, nghiên cứu khoa học, công nghệ và ứng dụng.

Mục tiêu đào tạo:

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức về sử dụng các trang thiết bị phòng thí nghiệm: máy phân tích kim loại nặng ICP-OES, AAS; máy quang phổ UV-Vis; máy phá mẫu Nito tổng tự động; máy phân tích tổng các bon vô cơ, các bon hữu cơ, các bon tổng, nito tổng (TC/TN) trong nước, nước thải và trong đất.

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức thực nghiệm cơ bản và cơ sở của ngành công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; An toàn, sức khỏe và môi trường

- Phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu, giảng dạy điều hành trong lĩnh vực môi trường;

- Trang bị cho sinh viên những kỹ năng phân tích, phát hiện, đánh giá và dự báo những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra;

- Đào tạo kỹ năng thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những tác động có hại đến môi trường.

Cơ hội thực hành tại Phòng thí nghiệm Công nghệ môi trường:

- Các bạn sinh viên được đăng ký thực tập theo các hướng nghiên cứu do các nhóm giảng viên thực hiện thường xuyên tại phòng thí nghiệm từ năm thứ nhất đến khi hoàn thành chương trình đại học.

- Trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học và thực nghiệm xử lý ô nhiễm môi trường (nước, nước thải, khí thải, chất thải rắn….) tại phòng thí nghiệm.

Cơ hội việc làm của ngành môi trường:

- Cán bộ môi trường, địa chính tại phường, xã;

- Công tác tại các Bộ, Sở hoặc Phòng tài nguyên môi trường;

- Công an môi trường;

- Trạm xử lý nước cấp, nước thải hoặc chất thải rắn;

- Các công ty sản xuất, kinh doanh;

- Các viện, phòng nghiên cứu, phân tích và xử lý môi trường;

- Các công ty tư vấn môi trường

Trang thiết bị của phòng thí nghiệm công nghệ môi trường:

I. Thiết bị phân tích và thực hiện nghiên cứu

Bộ phá mẫu Nito tổng và cất đạm tự động - Model UDK 149

Chức năng: công phá mẫu rắn và lỏng để xác định Nitơ tổng

Thiết bị cất đạm tự động - Model UDK 149

Chức năng: để xác định ammonia, nitrogen, protein (theo phương pháp Kjeldahl), nitric (sau khử), phenol, axit bay hơi, cyanide, hàm lượng cồn, sulphur dioxide, TVBN và nitrogen (theo phương pháp Devarda).

2. Bể điều nhiệt

Chức năng: Bể cho phép điều chỉnh nhiệt độ nước phục vụ các thí nghiệm và mẫu phân tích ở nhiệt độ nhất định. Đun cách thủy mẫu

3. Cân phân tích 5 số - Model RM 200

Chức năng: Cân khối lượng hóa chất và vật liệu có độ chính xác đến phần triệu

                          

4. Máy cất nước 2 lần - Model WSC 4D

Chức năng: cung cấp nước cất 2 lần phục vụ phân tích và thí nghiệm

                                 

                                     5. Thiết bị AAS - phân tích Kim loại nặng; model Hitachi Z2000

                   Chức năng: Phân tích xác định các kim loại nặng trong đất, thực vật, nước và nước thải

6. Thiết bị ICP-OES; Model ULTIMA EXPERT

Chức năng: Phân tích đồng thời nhiều chỉ tiêu kim loại nặng/lần trong mẫu nước, nước thải, đất, thực vật... từ dạng vết đến dạng có nồng độ cao với độ chính xác đến phần tỷ.

7. Thiết bị GCMS - model ISQ QD

Chức năng: Xác định cấu trúc hóa học các chất hữu cơ trong dung môi bằng phương pháp phân tích sắc ký khí khối phổ

8. Thiết bị Multi TOC/TN - Multi N/C 3100

Chức năng: phân tích Các bon tổng, các bon vô cơ, các bon hữu cơ trong mẫu nước, đất, thực vật.... Phân tích nitơ tổng trong mẫu lỏng

9. Các thiết bị khuấy từ gia nhiệt

Chức năng: khuấy mẫu lỏng kết hợp đun gia nhiệt

10. Máy lọc nước siêu sạch - Model Ultra Clear TP 10 TWF UVUF

Chức năng: cung cấp nước siêu sạch, chỉ còn duy nhất H2O phục vụ phân tích và thí nghiệm

11. Máy nghiền mẫu - Model RM 200

Chức năng: Nghiền mẫu rắn

12. Lò vi sóng - công phá mẫu

Chức năng: Công phá các mẫu rắn (đất, thực vật...) phục chiết các kim loại nặng và các chỉ tiêu phân tích cụ thể khác.

13. Máy so màu UV-Vis, Model Hitachi 2900

Chức năng: So mầu để xác định các thông số ô nhiễm trong môi trường nước, phục vụ thí nghiệm nghiên cứu khoa học và đào tạo...

 

14. Tủ hút khí độc - Model EFH-4A8

II. Các thiết bị hiện trường

1. Máy đo đa chỉ tiêu HQ40D

Chức năng: Cho phép kết nối với nhiều điện cực khác nhau để đo các chỉ tiêu pH, EC, Eh, CEC, DO... trong dung dịch

2. Thiết bị đo độ đục - Model 2020i

Chức năng: đo nhanh độ đục của nước và nước thải

 

3. Thiết bị trắc đạc

Chức năng: Đo đạc đất đai phục vụ cấp sổ đỏ, xậy dựng lưới trắc địa và bản đồ địa hình, đất đai.

Máy toàn đạc điện tử - Model ES 100C

 

Máy đo kinh vĩ EDT 10

 

4. Thiết bị lấy mẫu bụi - Model HV 500R

Chức năng: lấy mẫu bụi tổng số, bụi lơ lửng....

 

5. Thiết bị phân tích vi sinh hiện trường - Model MEL MF

Chức năng: lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu vi sinh trong môi trường nước

 

 


Bài viết liên quan