Thông tin chương trình đào tạo Quản lý Tài nguyên và Môi trường


 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(RESOURCE AND ENVIRONMENTAL MANAGEMENT)

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chương trình đào tạo:

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Ngành đào tạo:

Quản lý tài nguyên và môi trường  

Trình độ đào tạo:

Đại học

Mã ngành:

7850101

Thời gian đào tạo:

4 năm

Tổng số tín chỉ

136

Tổ hợp môn thi/xét tuyển:

Toán, Vật lí, Hóa học (A00)
Toán, Hóa học, Sinh học (B00)
Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)
Văn, Toán, GDCD (C14)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo Quản lý Tài nguyên và Môi trường đào tạo đội ngũ Cử nhân khoa học đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Sinh viên hoàn thành khóa học có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; có đủ trình độ tiếng Anh để đọc các tài liệu chuyên ngành tài nguyên môi trường; có các kĩ năng mềm cần thiết cho ứng tuyển xin việc; có hiểu biết sâu, kĩ năng thực hành tốt các kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý, sử dụng và tái tạo tài nguyên (đất, nước, khoáng sản, rừng), thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a. Về kiến thức:

- Năm thứ nhất sinh viên được làm quen với những kiến thức cơ sở về tài nguyên, bảo vệ môi trường; được trang bị tiếng Anh giao tiếp, tin học văn phòng. Sinh viên được thăm quan hệ thống phòng thí nghiệm của Khoa và đi thực tế lần đầu tại các địa phương có các dạng tài nguyên đặc trưng.

- Năm thứ hai sinh viên được trang bị những kiến thức cơ sở cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sinh viên được thực hành trên những máy móc chuyên dụng, hiện đại tại phòng thí nghiệm của Khoa, đồng thời được học tập thực tế tại các đơn vị có khai thác, quản lý  tài nguyên, xử lý ô nhiễm môi trường.

- Năm thứ ba sinh viên được học những kiến thức chuyên ngành và có thể thành thạo các phần mềm chuyên ngành như: công nghệ GIS, viễn thám giải đoán ảnh; sử dụng thành thạo một số loại máy quan trắc môi trường, máy phân tích môi trường... Sinh viên đi thực tế tại các nhà máy, đơn vị khai thác tài nguyên, xử lý môi trường.

- Năm thứ tư sinh viên được học các kiến thức chuyên sâu qua các học phần như Quản lý tổng hợp tài nguyên, tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên và Môi trường...Sinh viên đi thực tập tại các đơn vị để thực hành các kiến thức và rèn nghề. Sau tốt nghiệp sinh viên có đủ năng lực để ứng tuyển, làm việc tại các đơn vị phù hợp.

b.Về kỹ năng: 

- Các môn học đều có thời lượng dành cho thực hành với tỷ lệ khoảng 30-40%, riêng nội dung thực tập, thực tế chiếm khoảng 12%. Sinh viên được thực hành tại các phòng thí nghiệm hiện đại ở trường, rèn nghề tập trung 10 tuần ở các đơn vị liên kết. Sinh viên được tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ do các giảng viên ở trong Khoa chủ trì và hợp tác.

CTĐT trong 4 năm được thiết kế dành thời lượng cho các hoạt động phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên: các cuộc thi tìm hiểu về môi trường; các hội nghị, hội thảo chuyên ngành; dã ngoại; thực tế; tham quan các nhà máy, các cơ sở xử lý ô nhiễm môi trường…

c. Về thái độ: Có tinh thần vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với công việc, với xã hội.

2. VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo quản lý Tài nguyên và Môi trường có thể làm việc được tại các đơn vị:

- Các doanh nghiệp: Công ty tư vấn môi trường, quan trắc môi trường, xử lý chất thải rắn, nước thải, chất thải rắn, ô nhiễm không khí; bộ phận bảo hộ lao động, an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại các doanh nghiệp; các bộ phận quản lý chất lượng môi trường.

- Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương tới địa phương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường, Ban Địa chính-Môi trường cấp xã, phường,…

Ví dụ trong Sở tài nguyên và Môi trường có thể làm tại: Phòng thẩm định đánh giá tác động môi trường, phòng kiểm soát ô nhiễm môi trường, phòng kế hoạch, phòng quản lý đất đai, phòng tài nguyên nước, phòng khí tượng thuỷ văn, phòng khoáng sản, phòng đo đạc bản đồ và viễn thám, quỹ bảo vệ môi trường…

- Các bộ, sở, ngành khác trong cả nước: Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn, sở Khoa học& Công nghệ, Công an tỉnh….

Ví dụ trong Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có thể làm tại: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Ban quản lý Khu bảo tồn, Vườn quốc gia…

- Các cơ quan nghiên cứu và đào tạo: Các viện nghiên cứu về môi trường và các trường đại học, cao đẳng; các tổ chức phi chính phủ...

- Thực tập nghề ở nước ngoài: Sinh viên từ năm thứ 3 và sau khi tốt nghiệp có cơ hội lựa chọn thực tập nghề nâng cao nghề nghiệp có hưởng lương. Khoa có chương trình hợp tác trao đổi lưu học sinh hàng năm với các cơ sở đào tạo tại các nước Israel, Tây Ban Nha, Nhật Bản….

- Học bậc cao hơn: Sinh viên có nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu tiếp trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong nước hoặc nhận được học bổng đi học tập ở nước ngoài: Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Úc, Đài Loan, Trung Quốc…

3. THÔNG TIN TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

3.1. Thông tin tư vấn

Nếu cần tư vấn thêm về chuyên ngành thí sinh liên hệ:

Thầy PGS.TS. Ngô Văn Giới, SĐT: 0987343119, Email: gioinv@tnus.edu.vn

Cô ThS. Nguyễn Thị Bích Liên, SĐT: 0974693652, Email: lienntb@tnus.edu.vn

Trang web của khoa:  http://tnmt.tnus.edu.vn/

Fanpage của khoa: https://www.facebook.com/tnmt.tnus

Bài viết khác