Giảng viên Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên - Khảo sát quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại trường Đại học Tây Bắc và vùng nông nghiệp khu vực Tây Bắc


Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019), tổng lượng chất thải rắn (CTR) nông thôn phát sinh khoảng 18,21 tấn/ngày tương đương với 6,6 triệu tấn/năm. Tỷ lệ thu gom CTR tại khu vực nông thôn mới đạt khoảng 40 - 55%. Do tỷ lệ thu gom chưa đáp ứng nhu cầu nên rác vẫn còn hiện tượng rác ở khắp nơi công cộng, ao, hồ… Mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nguy hại như bao bì và thùng chứa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ độc hại cao đã bị cấm sử dụng.  Ngoài ra, nhiều vấn đề về môi trường do phụ phẩm, phế phụ phẩm  nông nghiệp và các loại rác khác gây ra (đốt rơm rạ ngoài cánh đồng, bao bì hóa chất nông nghiệp vứt bừa bãi,...)  làm chúng ta đang đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường, rủi ro sinh thái và sức khoẻ cộng đồng.

Thực hiện nhiệm vụ Bảo vệ Môi trường năm 2021 của Bộ Giáo dục & Đào tạo "Biên soạn tài liệu quản lý chất thải rắn nông nghiệp dùng cho các cơ sở giáo dục đại học thuộc khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp" – Mã số: B2021-TNA-03MT, ngày 17/11 – 19/11/2021 ThS. Nguyễn Thu Huyền - Giảng viên Khoa Tài nguyên & Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, chủ nhiệm nhiệm vụ đã cùng với các thành viên tiến hành khảo sát tại Trường Đại học Tây Bắc và các một số vùng trồng, chế biến nông sản tại các tỉnh Tây Bắc.

          Được sự cho phép của Đại học Thái Nguyên, sự đồng ý của Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, Trường Đại học Tây Bắc, đoàn công tác đã khảo sát nhận thức của 50 cán bộ, giảng viên và 150 sinh viên khối ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp về quản lý CTR nông nghiệp tại Trường Đại học Tây Bắc. Cán bộ quản lý, giảng viên của Trường Đại học Tây Bắc, Khoa Nông lâm và sinh viên đã rất nhiệt tình, tạo điều kiện để kết quả khảo sát đạt hiệu quả tốt nhất.

Hình 1: Làm việc với cán bộ, giảng viên Khoa Nông lâm, Trường Đại học Tây Bắc

Hình 2: Tham vấn TS. Vũ Quang Giảng – Trưởng khoa Nông lâm, Trường Đại học Tây Bắc

Hình 3: Khảo sát sinh viên khoa Nông lâm, Trường Đại học Tây Bắc

Hình 4: Trao đổi với sinh viên khoa Nông lâm, Trường Đại học Tây Bắc

          Tại Trường Đại học Tây Bắc, đoàn công tác làm việc với Trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Thực nghiệm các mô hình trồng cây trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng; mô hình chăn nuôi theo giai đoạn và mô hình ủ phân hữu cơ.

Hình 5: Làm việc với Trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Hình 6: Thực nghiệm tại khu vực cây trồng trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng

Hình 7: Khảo sát mô hình thực nghiệm ủ phân hữu cơ

Hình 8: Khảo sát mô hình thực nghiệm chăn nuôi theo giai đoạn

          Để nắm rõ hơn vấn đề quản lý chất thải nông nghiệp, đoàn công tác tiến hành khảo sát khu vực trồng, sơ chế cafe tại hộ gia đình ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La và Công ty Cổ phần Phúc Sinh Sơn La. Cây cafe hiện nay đã trở thành cây công nghiệp chủ lực tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La và mang lại kinh tế ổn định cho bà con nông dân nơi đây.

Hình 9: Nông dân đang thu hoạch cafe bằng hình thức thủ công

Hình 10: Cây cafe được trồng xem các cây trồng khác trong vườn tại các hộ nông dân

Hình 11: Phơi hạt cafe thóc tại các hộ gia đình

Hình 12: Chất thải vỏ quả cafe sau khi được sơ chế

 Công ty Cổ phần Phúc Sinh Sơn La (Thôn Bản Mạt, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) trồng, thu mua, sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm từ cafe. Công ty đặc biệt chú trọng xây dựng dây truyền sản xuất các sản phẩm từ cafe. Đồng thời, Công ty cũng rất đến vấn đề an toàn thực phẩm và quản lý chất thải. Công ty đã sử dụng quỹ đất để xử lý chất thải rắn sản xuất, chế biến cafe bằng phương pháp ủ phân hữu cơ. Phân sau khi được ủ sẽ được sử dụng để bón cây cafe trồng trong khu vực công ty và bán cho các hộ nông dân vùng nguyên liệu.

Hình 13: Đồng chí Vũ Việt Thắng (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phúc Sinh Sơn La đứng đầu tiên bên phải) làm việc với đoàn

Hình 14: Cán bộ, nhân viên Công ty trao đổi về hoạt động công nghiệp sản xuất cafe và quản lý chất thải café

Hình 15: Khảo sát dây truyền sản xuất cafe tại Công ty Cổ phần Phúc Sinh Sơn La

Hình 16: Khảo sát mô hình ủ phân hữu cơ từ cafe tại Công ty Cổ phần Phúc Sinh Sơn La

Với các yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã tạo điều kiện mang lại rất nhiều kết quả tốt đẹp cho đoàn khảo sát về tình hình sản xuất nông nghiệp và quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại các tỉnh Tây Bắc. Khảo sát từ giảng đường đại học đến khu thực nghiệm và đồng ruộng. Tham vấn ý kiến của người nông dân, nhà kinh doanh đến các chuyên gia, nhà khoa học. Học hỏi từ các hộ gia đình, doanh nghiệp đến cơ sở giáo dục đại học.

      ThS.Nguyễn Thu Huyền 

Khoa Tài nguyên & Môi trường, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên.

 

 


Bài viết liên quan