Thực tập nghề của sinh viên Lào học tập tại khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên


Thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở là một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo của hai ngành Khoa học môi trường và Quản lý Tài nguyên môi trường của Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Thông qua đợt thực tập, sinh viên được tiếp cận với thực tế, bước đầu làm quen với các công việc gắn liền với lĩnh vực chuyên môn tại cơ sở thực tập, vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn, phát hiện vấn đề còn bất cập và đề xuất các kiến nghị với cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Năm học 2018-2019, trường Đại học Khoa học cử 07 sinh viên Lào hiện đang học tập tại Khoa Tài nguyên và Môi trường đi thực tập tốt nghiệp tại các cơ quan thuộc nước CHDCND Lào như Sở Tài nguyên thiên nhiên và môi trường tỉnh Savannakhet, tỉnh Oudomxay và tỉnh Champasack; Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông Lâm nghiệp Lào. Về nước thực tập trong thời gian 5 tuần giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên Lào vừa làm quen với môi trường làm việc thực tế mà vừa áp dụng những kiến thức chuyên ngành được đào tạo ở Việt Nam vào đất nước mình, góp phần xây dựng công tác bảo vệ môi trường tại Lào ngày càng tốt hơn.

Trong thời gian thực tập, sinh viên Lào đã được phân công rất nhiều công việc đang thực hiện tại đơn vị, phù hợp với kiến thức chuyên môn của sinh viên. Các bạn sinh viên được “cầm tay chỉ việc”, được xử lý công việc như một cán bộ chuyên trách, được thạm gia, trải nghiệm thực tế vào rất nhiều chương trình, dự án như: Tham gia vào dự án REDD+ là dự án cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển nhằm giảm phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu; Thực địa tại Khu bảo tồn đa dạng sinh học Nam Et -Phou Louey tỉnh Houaphanh để điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, cách thức triển khai chương trình REDD+; Tìm hiểu các tác động môi trường của dự án thủy điện Xelanong, huyện Phin, tỉnh Sanavakhet; Tham gia kiểm định chất lượng thực phẩm tại chợ Savanxay, chợ trung tâm của thành phố Kaysone Phomvihane; Quan trắc chất lượng môi trường nước tại nhà máy SouLyVong sấy khô hạt cườm tại huyện PakBeng, tỉnh Oudomxay; Giám sát ô nhiễm môi trường tại dự án trồng cao su của nhà máy Fuhuko Plastic tại huyện Pathoomphone, tỉnh Champasack,…

Đánh giá về hiệu quả của đợt thực tập, mỗi bản thân sinh viên đều cho rằng chúng em đã được học hỏi, rèn luyện tác phong làm việc năng động, nghiêm túc tại cơ quan và thấy được đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp hơn. Các em đều nhận định vị trí việc làm phù hợp với chuyên môn được tào tạo tại cơ sở thực tập, chúng em có thể hoàn toàn đảm nhận công việc sau khi ra trường và cũng mong muốn nhà trường tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm đặc biệt tăng cường thời lượng nhiều hơn cho các học phần thực tập, thực tế vì thực sự các học phần này rất hữu ích đối với sinh viên. “Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt cho sinh viên thêm yêu ngành và yêu nghề”

Sau đây là một số hình ảnh thực tập của sinh viên Lào tại quê nhà:

Sinh viên Sounatha Phanthapanya tham gia dự án REDD+ cùng với chuyên gia nước ngoài của dự án FCPF (Quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp) triển khai tại huyện HouaMuong, tỉnh HouaPhanh, CHDCND Lào

Sinh viên đi thực địa giám sát ô nhiễm môi trường nhà máy Fuhuko Plastic tại huyện Pathoomphone, tỉnh Champasack

           

Ảnh 3. Sinh viên Phongsavanh Boudsalath tham gia học hỏi kiểm định chất lượng thực phẩm tại chợ Savanxay, chợ trung tâm của thành phố Kaysone Phomvihane, CHDCND Lào

Ảnh 4. Sinh viên Chaythor VaXayChou đến thăm chủ tịch huyện Pakbeng trước khi đi vào nhà máy SulyVong sấy khô hạt cườm

Sinh viên Soukhy tham dự cuộc họp kết luận tổ công tác quản lý môi trường năm 2018-2019 và lập kế hoạch 2019-2021 tại huyện Mounlapamouk, tỉnh Champasack

Sinh viên Bounna Inthanam thực tập tại Sở Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường tỉnh Champasack

<Nguyễn Thị Tuyết, Giảng viên Khoa Tài nguyên và Môi trường>


Bài viết liên quan